Đó chỉ là ví dụ nhỏ cho sức mạnh độc quyền khủng khiếp của Google. Vậy nên vào tuần trước, tôi quyết định đây sẽ là lần cuối.
Google biết mật khẩu tôi chưa cho phép lưu?
Liền bấm vào nút "Manage" (Quản lý) nằm dưới cùng, không ngạc nhiên khi Google theo dõi tôi rất kỹ.
Xem bảng điều khiển, tôi thấy danh sách mật khẩu chia thành 2 phần: "Đã lưu" và "Chưa lưu bao giờ".
Có gì đó sai trái ở đây thì phải? Tôi chưa từng yêu cầu Google tạo và lưu danh sách mật khẩu cho các website từng đăng nhập nhưng họ không được truy cập (và muốn truy cập trong tương lai).
Hay là nó nằm trong điều khoản sử dụng mà tôi đã đồng ý? Không nhớ rõ, nhưng tôi bắt đầu sởn gai ốc.
![]() |
Sao lại có phần "Mật khẩu chưa lưu" (Never Saved) ở đây nữa? |
Do đó, tôi quyết định đi sâu hơn xem Google còn biết những gì. Đầu tiên là danh sách những địa chỉ được Google ghi nhận.
Hẳn là thú vị bởi tôi từng du lịch rất nhiều nơi. Có lẽ nó chỉ lưu những địa chỉ tôi nhập vào Chrome, hay những bất cứ địa chỉ nào tôi đi qua?
Những câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi, ngày càng nhiều sau khi thấy danh sách mật khẩu "chưa từng lưu" của mình.
Google có địa chỉ ông ngoại quá cố, dù tôi chưa bao giờ cung cấp
Những gì tôi thấy là danh sách dài địa chỉ - đa số liên quan trực tiếp đến tôi, có cả những nơi tôi nhập vào trình duyệt từ lúc nào không nhớ.
Tuy nhiên, còn nhiều thứ tôi chưa từng nghĩ Google sẽ có. Chúng khiến tôi - một người dành cả ngày trên Internet - thực sự thấy sợ.
Đầu tiên là thông tin của mẹ tôi. Tôi từng nhập chúng chăng? Tôi có lưu chúng vào danh bạ không? Hay chúng nằm trong các đơn hàng tôi đặt lúc nào đó?
Biết rằng không khó để Google liên kết thông tin mẹ tôi dựa trên những hoạt động của tôi trên Internet. Dù sao thì, tôi phải tiếp tục.
Không thể tin được, Google còn giữ các thông tin liên quan đến bà nội - còn sống, và ông ngoại - đã chết hồi tháng 3.
![]() |
Thông tin về tên, địa chỉ của ông nội và bà ngoại tôi |
Tôi rùng mình bởi cả 2 chưa từng dùng Internet một phút nào. Họ cũng chưa hề gắn Internet trong nhà. Vậy tại sao Google biết rõ địa chỉ và tên đệm viết tắt của họ?
Nhìn vào địa chỉ ông ngoại, chúng được viết hoa toàn bộ. Dường như có một cỗ máy tự động nhập địa chỉ này, riêng tôi không bao giờ nhập địa chỉ toàn chữ hoa như thế, trừ viết tay trên giấy.
Có một số lý giải phù hợp cho việc này:
Có thể tôi đã nhập thông tin ông ngoại ở đâu đó. Nhưng chắc chắn là không. Tôi thậm chí chẳng biết tên đệm viết tắt của ông. Từ nhỏ đến lớn, tôi cứ nghĩ rằng ông không có tên đệm.
Tôi dùng thông tin của ông ngoại để trả lời câu hỏi bảo mật. Nhưng không. Ngay cả khi làm vậy, tôi chỉ nhập chữ "Reyzlik" cho câu hỏi "Tên thời con gái của mẹ bạn là gì?" chứ không bao giờ nhập tên đầy đủ. Tôi cũng chưa bao giờ cung cấp địa chỉ cụ thể, nhiều nhất chỉ là "Blair, Nebraska" mà thôi.
Tôi đã lưu thông tin của ông trong danh bạ. Kiểm tra rồi, câu trả lời là không. Tất cả những gì tôi lưu chỉ có tên và số điện thoại. Tên của ông trong danh bạ là "Ace" (Ace Hardware, chỗ làm của ông).
Có thể bố mẹ tôi đã nhập chúng. Do máy tính của tôi bị hỏng, tôi từng đăng nhập tài khoản vào máy tính của họ từ tháng 4 đến tháng 6 để dùng tạm. Khả năng là vậy. Tuy nhiên, khi tôi kiểm tra thì chẳng có gì cả. Ông tôi qua đời ngày 1/3, còn bố mẹ chỉ cung cấp thông tin cho các luật sư, nhà đất, ngân hàng về cái chết của ông.
Như vậy, tôi và bố mẹ chưa từng dùng tài khoản của tôi để nhập chúng, nhưng sao chúng lại liên kết với tài khoản của tôi?
Khả năng duy nhất tôi nghĩ đến là chính ông ngoại từng cung cấp thông tin cho một công ty hay ai đó ngoài đời, và chúng được bán cho Google.
Khá hợp lý, nhưng tại sao chúng có thể liên kết với tài khoản Google của tôi?
Đây là những thứ tôi nghĩ đến:
Phải chăng họ sử dụng vị trí để liên kết chúng tôi với nhau? Rất khó bởi ông ngoại tôi dùng điện thoại cơ bản và không có tài khoản Google.
Họ của tôi là Toscano còn ông là Reyzlik. Liệu Google đã liên kết ông với mẹ tôi (họ lúc chưa lấy chồng là Reyzlik)? Không chắc lắm, nhưng cũng khó bởi Google sẽ phải tạo ra cây phả hệ với dữ liệu thu thập trên toàn thế giới.
Liên tục những thắc mắc xuất hiện:
Liệu Google còn giữ những thông tin nào mà tôi chưa từng ngờ đến không?
Chúng bắt nguồn từ đâu? Những nhà tiếp thị? Hay có ai đó tạo tài khoản của ông để ăn cắp thông tin?
Họ kết nối chúng tôi như thế nào? Ông ngoại chưa từng kết bạn Facebook hay gửi email cho tôi dù chỉ một lần. Xin nhắc lại, ông ta chưa từng động tới Internet trong suốt cuộc đời.
Ngay sau đó, tôi đã xóa tính năng gợi ý lưu mật khẩu, kèm những thông tin mà tôi không muốn Google truy cập.
Khi có thời gian, tôi sẽ tải toàn bộ dữ liệu và nghiên cứu xem Google kết nối tôi với ông ngoại như thế nào. Tôi cũng cần kiểm tra liệu Google có thực sự xóa thông tin không, hay chỉ xóa khỏi bảng điều khiển của tôi. Dù không có quyền kiểm tra trực tiếp, tôi vẫn sẽ cố gắng.
Có thể chính ông tôi cung cấp thông tin cho một ai đó ngoài đời, và họ bán cho Google. Nhưng sao chúng liên kết được với tài khoản Google của tôi?
![]() |
Google thu thập thông tin người dùng |
Có lẽ bài viết này sẽ dấy lên tranh luận xung quanh quyền riêng tư và cách thu thập thông tin của Google. Tôi biết việc mua bán thông tin là hợp pháp, chỉ thắc mắc tại sao chúng được kết nối chính xác như vậy, và chúng ta cho phép việc đó như thế nào.
Những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ: Tại sao Internet được thiết kế thành cỗ máy theo dõi lại là việc bình thường? Tại sao nó không được thiết kế để riêng tư hơn? Đây có phải cách chúng ta muốn tiếp tục? Chỉ vì hợp pháp không có nghĩa là nó đúng. Bạn muốn những gì được thay đổi, và thay đổi như thế nào?
Theo Zing/Forbes
Tập đoàn công nghệ Google của Mỹ ngày 25/9 cho biết sẽ không trả tiền cho các hãng truyền thông châu Âu khi sử dụng các bài viết, hình ảnh, video của họ trong các kết quả tìm kiếm tại Pháp.
" alt=""/>Vì sao Google biết rõ địa chỉ người ông quá cố của tôi dù cụ chưa hề dùng InternetTheo đó, mức điểm nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi THPTQG năm 2018 từ 15 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).
Nguyên tắc xét tuyển của trường là tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có) và điểm của môn thi chính đã nhân hệ số 2, xếp từ cao xuống thấp.
Trường xét tuyển nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành, theo nguyên tắc từ cao xuống thấp.
Thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo quốc tế lấy bằng chính quy do các trường đại học nước ngoài cấp bằng.
Trường Đại học Hà Nội hiện đang tuyển sinh đại học 18 ngành trong đó có 11 ngành ngôn ngữ là các chương trình đào tạo truyền thống của nhà trường, 7 ngành đào tạo hoàn toàn bằng ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập việc làm khu vực và toàn cầu.
Năm 2017, điểm trúng tuyển vào trường dao động từ 27,75 đến 35,08 điểm với các ngành nhân hệ số 2 môn Ngoại ngữ. Riêng ngành Công nghệ thông tin có điểm tiếng Anh không nhân hệ số 2, có điểm trúng tuyển là 23 điểm.
Nguyễn Thảo
Trường ĐH Luật TPHCM công bố mức điểm đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ là 13,5 điểm. Kết quả có 4.419 thí sinh sẽ bước vào kỳ thi năng lực do trường tổ chức vào ngày 19/7.
" alt=""/>Điểm sàn xét tuyển của ĐH Hà Nội là 15